Hoa Văn Việt Nam – Nguyễn Du Chi, Nội dung tài liệu:
Là cuốn sách sưu tầm, nghiên cứu rất công phu về mỹ thuật cổ Việt Nam mà cố PGS Nguyễn Du Chi đã dày công trong suốt mấy chục năm; có giá trị rất lớn về mặt tư liệu cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử mỹ thuật Việt Nam cổ.
Tác phẩm này được chia làm 3 phấn:
Hoa văn thời tiền sử
Hoa văn thời sơ sử
Hoa văn nửa đầu thời phong kiến
Người đọc sẽ ngạc nhiên và thích thú khi được chiêm ngưỡng một bộ sưu tập lớn các hoa văn trang trí của người xưa, được nhà nghiên cứu sao chép lại từ các hiện vật còn sót lại; sự phát triển của hoa văn thể hiện sự phát triển của cộng đồng người Việt qua các thời kỳ khác nhau.
Trong thời kỳ tiền sử hoa văn trên gốm, trên các vách đá trong hang động rải rác trên nhiều miền đất nước, trên xương thú, trên các công cụ lao động như rìu đá, các viên đá mài… Thời kỳ sơ sử, hoa văn được phát triển ở mức cao hơn, đa dạng hơn; thể hiện một đời sống sinh hoạt phong phú. Từ các hiện vật còn sót lại (các loại trống đồng, thạp, chậu, hoa văn trên sàn nhà, khóa thắt lưng, rìu… Chúng ta có thể thấy các hoa văn mô tả muông thú, các lễ hội, cảnh lao động… với nhiều cách điệu lạ mắt, đặc sắc.
Hoa Văn Việt Nam
Cho đến nửa đầu thời phong kiến thì hoa văn đã gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân. Hoa văn được đưa vào thể hiện các đề tài về tôn giáo (trong đình, chùa) với các biểu tượng tứ linh (long lân quy phượng); đặc biệt là con rồng được cách điệu theo nhiều thời kỳ, là biểu tượng tối cao của quyền lực và sự linh thiêng. Hình vẽ các đức phật, tiên nữ, các loại cây thiêng, hoa văn hình sóng nước, hình mặt trời, biểu tượng của quỷ thần… Hoa văn về các loài hoa gắn liền với sự phát triển của nghệ thuật trạm khắc và trong nghệ thuật làm gốm sứ; với những nét bay bướm tinh tế, đặc biệt nở rộ vào thời Lý Trần…
Password giải nén: &v@96YpFPassword giải nén nằm ở cuối phần mô tả.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.