Hướng dẫn tính toán tải trọng nhà công nghiệp theo TCVN 2737:2023

Link tải các bảng tính tải trọng nhà công nghiệp:

Bảng tính tải trọng gió nhà công nghiệp theo TCVN 2737:2023

Bảng tính tải trọng gió nhà công nghiệp có cửa trời theo TCVN 2737:2023

Bảng tính tải trọng cầu trục nhà công nghiệp theo TCVN 2737:2023

  1. Tải trọng gió nhà công nghiệp
    • Công thức tính toán

Wk=W3s,10.k(ze).c.Gf

Trong đó:

W3s,10 là áp lực gió 3 s ứng với chu kỳ lặp 10 năm

W3s,10= γT W0 với γT là hệ số chuyển đổi áp lực gió từ chu kỳ lặp từ 20 năm xuống 10 năm, lấy bằng 0,852; W0 là áp lực gió cơ sở, tính bằng daN/m2, tương ứng với vận tốc gió cơ sở V0

k(ze) là hệ số kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình tại độ cao tương đương ze.

c là hệ số khí động.

Gf là hệ số hiệu ứng giật.

  • Hệ số gió giật

Theo mục E.1 Phụ lục E (TCVN 2737-2023), Hệ số gió giật Gf có thể tính theo công thức đơn giản đối với nhà thép:

Gf=0.85+h/1010

Trong đó h là chiều cao công trình, tính bằng mét (m)

  • Hệ số khí động
    • Nhà công nghiệp hai mái dốc không có cửa trời

a. Hệ số khí động áp lực ngoài

Hệ số khí động áp lực ngoài ce cho các vùng của mái nhà công nghiệp (mái dốc hai phía) có thế xác định theo phần F.4.2 của Phụ lục F tiêu chuẩn TCVN 2737:2023. Hệ số khí động áp lực ngoài ce tham khảo hệ số cpe,10 trong hình 7.8 và  bảng 7.4a, bảng 7.4b của tiêu chuẩn EN 1991-1-4:2005.

Tai-trong-gio-nha-cong-nghiep

Lưu ý: Theo Chú thích 1 – Bảng F.5a với trường hợp góc hướng gió θ=0º: Khi – 5° ≤ α ≤ + 45°, cần xét đến 2 trường hợp hệ số khí động tương ứng với 2 trường hợp tải trọng và 2 tổ hợp tải trọng riêng biệt. Không được xét đồng thời giá trị âm và dương trên cùng một mặt.

Trường hợp 1: Hệ số khí động ce với tất cả các giá trị dương

Trường hợp 2: Hệ số khí động ce với tất cả các giá trị âm

he-so-khi-dong-mai-nha-cong-nghiep 1

he-so-khi-dong-mai-nha-cong-nghiep
Ví dụ về hệ số khí động mái nhà công nghiệp theo tiêu chuẩn Eurocode (sưu tầm Internet)

b. Hệ số khí động áp lực trong

Đối với nhà công nghiệp có kết cấu tường có độ hở nhất định cần xét đến hệ số khí động áp lực trong. Điều này quy định trong phần F.12 phụ lục F tiêu chuẩn TCVN 2737:2023 và có thể tham khảo thêm trong mục 7.2.9 của tiêu chuẩn EN 1991-1-4:2005.

he-so-ap-luc-trong-cua-tai-trong-gio

Cac-truong-hop-tai-trong-gio-nha-cong-nghiep
Các trường hợp tải trọng gió nhà công nghiệp

1.3.2. Nhà công nghiệp có cửa trời

Đối với nhà công nghiệp có cửa trời, Hệ số khí động được quy định trong mục F.8 “Nhà có cửa trời dọc nhà và nhà có chiều cao thay đổi” của TCVN 2737-2023. Quy định này tham khảo mục B.1.5 tiêu chuẩn SP 20.13330.2016 (Tiêu chuẩn Liên bang Nga)

tai-trong-gio-cua-troi
Tải trọng gió cửa trời theo TCVN

Do đó, hệ số khí động các vùng mái cửa trời có thể lấy như sau:

  • Lưu ý khi tính toán xà gồ mái với tải trọng gió bốc

Khi tính toán xà gồ mái nhà công nghiệp phải kể đến tải trọng gió bốc mái (ce mang giá trị âm). Tải trọng gió bốc tính theo TCVN 2737-2023 là khá lớn so với tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 do:

  • Hệ số độ tin cậy của tải trọng gió lớn γf=2.1
  • Hệ số khí động đối với các vùng góc và biên mái thường >1.0 cộng thêm hệ số khí động áp lực trong (khoảng 0.2).

Do vậy, việc tính toán từng tiết diện xà gồ mái cho từng vùng của mái là một giải pháp đảm bảo tính kinh tế (Vùng mái có hệ số khí động lớn bố trí xà gồ tiết diện lớn, Vùng mái có hệ số khí động nhỏ bố trí xà gồ tiết diện nhỏ hơn)

  1. Tải trọng cầu trục

Tải trọng cầu trục là tải trọng động. Do đó khi tính toán bền và ổn định các kết cấu đỡ dầm cầu trục cần được nhân với hệ số động lực ξ=1.2. Điều này được quy định mục 9.10 của TCVN 2737-2023.

tai-trong-cau-truc-nha-cong-nghiep
Tải trọng cầu trục nhà công nghiệp

Theo mục 9.3 của TCVN 2737-2023, cần xét đến tải trọng ngang HLi do tác dụng lực hãm cầu trục dọc theo hướng của đường ray (đường cẩu). Lực HLi này gây ra nội lực cho  hệ giằng dọc theo đường cầu trục.  Điều này là điểm mới so với TCVN 2737-2023.

Hệ số độ tin vậy của tải trọng cầu trục: γf=1.2

  1. Tổ hợp tải trọng

TTTX: Tải trọng thường xuyên

TTTT: Tải trọng tạm thời

GIO: Tải trọng gió

CT: Tải trọng cầu trục

to-hop-tai-trong-nha-cong-nghiep
Tổ hợp tải trọng nhà công nghiệp
he-so-do-tin-cay-cua-tai-trong
Hệ số độ tin cậy của tải trọng nhà công nghiệp

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo