Tham khảo các tài liệu:
Thi công cọc khoan nhồi – Nguyễn Bá Kế
Bài giảng thi công cọc khoan nhồi – Nguyễn Đức Mạnh
Các loại thép trong cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp móng được áp dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cao tầng ở trên thế giới và ở Việt Nam. Chúng thường được thiết kế để mang tải lớn nên cấu tạo cốt thép và chất lượng của cọc khoan nhồi luôn luôn là vấn đề được quan tâm nhất.
Các loại thép trong cọc khoan nhồi được chia làm 02 loại: thép theo thiết kế (thép chịu lực theo thiết kế) và thép biện pháp (thép gia cường khung thép trong quá trình gia công cẩu lắp, thép phục vụ cho các thí nghiệm kiểm tra chất lượng). Đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công cần hiểu rõ về các loại thép này đặc biệt là thép biện pháp để tính toán chính xác khối lượng cốt thép thực tế trong cọc khoan nhồi.
1. Thép dọc chịu lực theo tính toán: thép chịu lực theo thiết kế thường để bằng chiều dài lồng thép và chiều dài thanh thép 11.7m.
2. Thép đai xoắn: thép chịu lực theo thiết kế, nối thép đai xoắn 20D.
3. Thép đai gia cường: cố định thép chủ khi bắt đầu gia công cốt thép, tăng cứng cho lồng thép khi cẩu lắp. Thường để D20@2000 cho cọc D1000, D1200, D25@2000 cho cọc D1500.
4. Râu treo lồng: treo lồng thép vào casing khi đổ bê tông
5. Đai gia cường lồng râu: giữ ổn định lồng râu khi thi công, đường kính và khoảng cách giống đai gia cường lồng thép chủ.
6. Thép hàn chặn vị trí đai gia cường: hàn tại vị trí đỉnh mỗi lồng thép, tác dụng làm cứng lồng thép khi cẩu lắp.
7. Ống siêu âm, nối ống siêu âm, tấm bịt: thí nghiệm siêu âm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi, D59.9×1.8 mm (2mm) bịt đầu D64x1.8 mm, măng xông (nối) D64x1.8 mm, l = 70mm
8. Ống khoan lõi, nối ống khoan lõi, tấm bịt: thí nghiệm khoan lõi kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi, D113.5×1.8 (2mm, 2.5mm) bịt đầu D118.5 x 1.8 (2mm) măng xông D118.5
9. Cóc nối thép: nối lồng thép, 50% nối cóc và 50% nối buộc.
10. Móc treo lồng thép
11. Cấu tạo cốt thép chống đẩy nổi